2014-07-23

Văn hoá sử dụng đũa bắt nguồn chính xác từ năm nào cho tới nay chưa có một tài liệu hay một cơ sở khoa học nào xác định được, Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, văn hoá sử dụng đũa được bắt nguồn hình thành từ rất xa xưa khoảng 3000 đến 5000 năm trước ở Trung Hoa, và nó đã trở thành một văn hoá cổ truyền đặc sắc của người Á Đông (Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản còn được gọi là các nước dùng đũa). Đũa là một cặp thanh dài nhỏ có chiều dài bằng nhau, dài khoảng từ 15cm - 25cm và là một công cụ dùng trong các bữa ăn hàng ngày rất tiện ích.. ( tiếp )


Có khoảng hơn 100 loại đũa được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau nhưng dân dã hơn cả là những đôi đũa tre, đũa gỗ…loại cao cấp như đũa bằng vàng, bạc, ngà voi, ( loại này thường sử dụng cho tầng lớp quý tộc vua chúa thời xưa).

Ngày nay có thêm nhiều loại đũa như đũa làm bằng kim loại, các loại đũa gỗ được khắc, trạm, khảm rất tinh tế và công phu bằng Ngọc trai, Cửu khẩu, vàng, bạc, ngọc, ngà voi…. với những hình mẫu Long, Phượng, bộ sưu tập 12 con giáp hay phong cách hoa văn hiện đại rất đẹp.

Còn có một số nơi thắng cảnh Phật môn còn chế xuất ra đũa Phật, đặc sắc hơn tương truyền là hoà thượng Tế Công ở Trung Quốc dùng một đôi đũa bằng kim loại nặng khoảng 1kg đến 1,5kg.

Đũa không chỉ là dụng cụ sử dụng rất tiện lợi trong bữa ăn mà còn có thể thay thế cho cả ba thứ Dao, Nĩa và Muỗng, biết lúc nào gắp thức ăn thay nĩa, lúc nào và hột cơm thay muỗng, lúc nào xắt miếng thịt thay dao. Người ta còn sử dụng đũa (kim loại) như là một dụng cụ thử độc trong thức ăn, nếu thức ăn có độc đũa sẽ  có màu xỉn hay đen đi do phản ứng thể.

Đũa còn liên quan tới vấn đề kiêng kỵ tín ngưỡng - vợ chồng mới cưới mong muốn nhanh nhanh sinh con quý tử thì trong đêm tân hôn thường vứt vài đôi đũa xuống sàn nhà, hay khi có dịp được mời dự bàn tiệc, người chủ bàn tiệc cầm đũa trước sau đó mới tới khách cầm đũa.

Trong sinh hoạt, cư xử, đũa cũng được dùng để nhắc về nếp sống văn hóa. Không được "vơ đũa cả nắm" tức là không được cư xử hồ đồ, không phân biệt được người tốt người xấu, cái sai cái đúng. Phải so đũa trước khi ăn phải xếp đầu to với đầu to, đầu nhỏ với đầu nhỏ và đôi đũa phải bằng nhau không so le, không ăn đũa vênh khó gắp (vợ dại không hại bằng đũa vênh). Về đường ăn ý ở phải chu đáo, nói năng khúc triết "Đến đầu đến đũa", chớ có đánh trống bỏ dùi.

Ở Việt Nam, văn hoá sử dụng đũa không biết có từ bao giờ và được bắt nguồn từ đâu, nhưng đã thể hiện rõ được nét văn hoá Á Đông nói chung và nét truyền thống Việt nam nói riêng, thể hiện những triết lý, đạo đức của người Việt thông qua đôi đũa được sử dụng hàng ngày, có phải chăng người Việt được tiếng là thông minh tháo vát là nhờ dùng và phát huy tính năng của đôi đũa. Qua đôi đũa và mâm cơm chắc chắn tổ tiên chúng ta đã gửi gắm một triết lý sống cho con cháu nhớ đến đạo nhà.

 

 thangthangthuan


« Quay lại